Thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

20/12/2024

Ngày 11/12/2024, HĐND tỉnh Phú Thọ đã thông qua Nghị quyết số 31/2024/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

Với quan điểm phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh gắn kết chặt chẽ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đáp dứng nền kinh tế thị trường, coi trọng kết nối đô thị - nông thôn. Xác định nền kinh tế đô thị giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt và là đầu tàu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị; xây dựng và phát triển đô thị theo hướng bền bững phù hợp với đặc điểm, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá truyền thống của tỉnh.

Theo Nghị quyết, phấn đấu đạt các chỉ tiêu như:

*Tỷ lệ đô thị hoá:

- Đến năm 2025: Tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh đạt từ 22% trở lên;

- Đến năm 2030: Tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh đạt từ 30% trở lên.

*Về hệ thống đô thị: Đến năm 2030, toàn tỉnh có 22 đô thị gồm:

- 01 đô thị loại I: Thành phố Việt Trì (Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam)

- 01 đô thị loại II: Thị xã Phú Thọ.

- 09 đô thị loại IV: Thị trấn Hùng Sơn, Thị trấn Lâm Thao, Thị trấn Thanh Thuỷ, Thị trấn Hưng Hoá, Thị trấn Đoan Hùng, Thị trấn Cẩm Khê, Thị trấn Yên Lập, Thị trấn Tân Phú, Thị trấn Hạ Hoà.

- 03 đô thị loại IV mở rộng: Thị trấn Phong Châu, Thị trấn Thanh Sơn và thị trấn Đồng Xuân.

- 08 đô thị loại V thành lập mới: Vạn Xuân (huyện Tam Nông); Phú Lộc (huyện Phù Ninh); Tây Cốc (huyện Đoan Hùng); Hiền Lương (huyện Hạ Hoà); Thu Cúc (huyện Tân Sơn); Hương Cần (huyện Thanh Sơn); Minh Tân (huyện Cẩm Khê); Hoàng Xã (huyện Thanh Thuỷ).

*Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: Diện tích đất xây dựng đô thị toàn tỉnh đến năm 2030 khoảng 25.054,7 ha, chiếm 7,09 tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Bên canh đó, tiếp tục thu hút đầu tư và triển khai thực hiện các dự án trong danh mục dự án ưu tiên tại Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và hạ tầng dịch vụ, hạ tầng phụ trợ khác.

Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả các mục tiêu nêu trên, nghị quyết đề ra 05 giải pháp thực hiện, tập trung: (1) Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển đô thị; (2) Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị. Phát triển đô thị theo hướng quy hoạch tích hợp, đảm bảo phát triển không gian hợp lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất đai, dân số, lao động và tài nguyên nước; (3) Nâng cao năng lực quản lý phát triển đô thị. Xây dựng mô hình qảun lý đô thị đảm bảo hiệu quả, khoa học, hội nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với nền kinh tế thị trường; (4) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững; (5) Xây dựng giải pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục về mục tiêu, quản lý phát triển đô thị, nâng cap nhận thức cộng đồng trng việc xây dựng đô thị văn minh hiện đại và phát triển bền vững; xây dựng các mô hình văn minh đô thị để vận động, khuyến khích công đồng dân cư đô thị tham gia.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và báo cáo HĐND tỉnh theo quy định. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2024./.

 

 

Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật

Chuyên mục