Nhìn lại 8 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”

04/01/2021

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm được tổ chức thành kính, trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống (Ảnh chụp năm 2019)

Cộng đồng, trách nhiệm trong gìn giữ di sản

Ông Nguyễn Đắc Thủy - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Những năm qua, tỉnh Phú Thọ cam kết thực hiện Chương trình hành động nhằm bảo vệ sức sống, sự lan tỏa rộng rãi của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tỉnh đã hoạch định và thực hiện nhiều biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Sự thành công lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” chính là ý thức nguồn cội của hàng triệu triệu người dân đất Việt. Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh, lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày càng tăng. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, cùng thời điểm tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, các địa phương ở Phú Thọ và các tỉnh, thành trong cả nước có đền thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương cũng đồng loạt làm lễ dâng hương. Đây là minh chứng cho sức sống và sự lan tỏa mạnh mẽ của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.

Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ đã và đang nỗ lực để đưa di sản trở về với cộng đồng, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng cũng như giúp cộng đồng hiểu rõ vai trò của mình trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Tổ. Với mục tiêu xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội mẫu của cả nước, tỉnh đã nỗ lực tập trung chỉ đạo đảm bảo lễ hội hằng năm được tổ chức chu đáo, an toàn. Chủ trương của tỉnh là tổ chức lễ hội cần phải kết hợp hài hòa giữa vai trò của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng. Chính vì chủ trương đúng đắn đó, người dân địa phương thực sự trở thành chủ nhân của di sản, giúp di sản được bảo tồn bền vững; tham gia tích cực và chủ động hơn trong nhiều hoạt động lễ hội để cùng nhau bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt quí giá này.

Bên cạnh đó, cộng đồng cư dân các tỉnh, thành phố trong cả nước tự nguyện tham gia, dâng cúng lễ vật trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương theo Đề án góp giỗ hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng của các doanh nghiệp, đông đảo đồng bào trong và ngoài nước.

Phú Thọ cũng thực hiện khôi phục, tu bổ các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc các xã vùng ven Đền Hùng và trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo không gian thiêng cho quần chúng nhân dân thực hành, tổ chức các nghi lễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đúng với nghi thức truyền thống. Cho đến nay, phần lớn các sinh hoạt tín ngưỡng gắn với việc thờ phụng các Vua Hùng tại 13 huyện, thị, thành đã được cộng đồng nhân dân sở tại quan tâm, khôi phục cả về vật chất (cơ sở thờ tự) lẫn tinh thần. Người dân tự nguyện đóng góp tiền và hiện vật ngày càng nhiều hơn để bảo tồn, tu bổ, phục hồi các không gian thờ cúng và thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhiều địa phương, việc phục hồi các cơ sở tín ngưỡng đều do cộng đồng dân chúng đóng góp và hợp sức xây dựng.

Xây dựng Đền Hùng xứng tầm là Trung tâm thực hành “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”

Lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch ngày càng tăng

Theo thống kê, cả nước hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Riêng Phú Thọ có 326 di tích liên quan đến thời Hùng Vương, trong đó có 109 di tích thờ Vua Hùng. Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách toàn diện, thể hiện qua các chủ trương, chính sách và các văn bản về công tác quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Trong đó, đáng chú ý là năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015. Năm 2005, Đền Tổ mẫu Âu Cơ được khánh thành trên đỉnh núi Vặn. Năm 2009, Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được khánh thành trên đồi Sim. Gần đây nhất vào năm 2017, Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Để bảo tồn di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, những năm qua, Phú Thọ đã tăng cường đầu tư bảo tồn, tu bổ nhiều di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh. Các công trình đền, đài, lăng tẩm được tu bổ khang trang, trên cơ sở giữ nguyên các giá trị của di tích gốc nhằm bảo tồn, giữ gìn “không gian thiêng”. Trong 5 năm qua, tổng kinh phí tu bổ tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các tổ chức cá nhân tham gia đóng góp công đức trên 600 tỷ đồng. Các công trình trong Khu di tích ngày càng được mở rộng, tạo nên không gian cảnh quan rộng rãi, thoáng mát, trang nghiêm của thế giới tâm linh phục vụ cộng đồng hành hương về lễ Tổ, được đồng bào trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao.

Đặc biệt, ngày 22/10/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là Khu du lịch Quốc gia. “Trở thành Khu du lịch Quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch phát huy tiềm năng, giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các di sản liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa đến đồng bào và du khách quốc tế về giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản quý báu của dân tộc” - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Đắc Thủy cho biết.

Thực hành và trao truyền cho các thế hệ

Để việc thực hành nghi lễ được thống nhất, tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Hán Nôm điều tra, nghiên cứu nguồn thư tịch như sắc phong, ngọc phả, thần tích tại các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn các tỉnh làm cơ sở để xây dựng nội dung các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng làm chuẩn mực cho những nơi có đền thờ Vua Hùng trong tỉnh Phú Thọ và phạm vi cả nước.

Nhiều trường học đã tổ chức cho học sinh tham quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phạm Hoàng Oanh cho biết: Trong những năm qua, chúng tôi chủ động và phối kết hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong công tác bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt là chú trọng thực hành và trao truyền tín ngưỡng đối với cộng đồng nhân dân các xã trong địa bàn vùng ven Khu di tích cũng như trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi đã tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn nghi thức hành lễ cho các cụ trong hội người cao tuổi để làm ông Từ tại các đền trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và ở các đền thờ Hùng Vương tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân tự nguyện tham gia thực hành nghi lễ tín ngưỡng theo đúng quy định của Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, củng cố và thành lập các Ban quản lý di tích tại các địa phương có di tích thờ Hùng Vương và vợ, con, tướng lĩnh thời Hùng Vương. Những người tham gia trong Ban quản lý này là những người đóng vai trò chính trong việc hướng dẫn cộng đồng thực hành tín ngưỡng và trao truyền các tập tục tín ngưỡng cho các thế hệ tiếp nối. Bên cạnh đó, Khu di tích đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và quản lý di sản cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ; xây dựng ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Xác định giáo dục truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phối hợp đưa giáo dục di sản vào chương trình trong các trường học, đặc biệt đổi mới và nâng cao nội dung chương trình học lịch sử, ngữ văn cho học sinh, chú trọng giáo dục phổ biến cho các em nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản, về các truyền thuyết lịch sử, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Trong những năm qua, đã có hàng trăm đoàn học sinh đến dâng hương, tham quan và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Ông Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh triển khai mô hình “Trường học gắn với di sản văn hóa”. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS, THPT xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với di sản văn hóa, nhất là di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Đối với mô hình “Trường học gắn với bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, các nhà trường đã tổ chức các hoạt động theo từng tháng, từng quý với chủ đề, chủ điểm khác nhau. Đồng thời tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, dâng hương báo công với các Vua Hùng và một số hoạt động tại Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Qua đó để các em có cơ hội tìm hiểu về tín ngưỡng, truyền thống, nét đẹp thờ cúng tổ tiên của dân tộc cũng như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sau 8 năm thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, tỉnh Phú Thọ và các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực có những biện pháp nhằm thực hiện những nội dung đã cam kết với UNESCO là đảm bảo di sản trường tồn và giữ vững danh hiệu mà UNESCO đã ghi danh. Đặc biệt với sự đồng thuận của cộng đồng, di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được thực hành và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc.




Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm được tổ chức thành kính, trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống (Ảnh chụp năm 2019)

Cộng đồng, trách nhiệm trong gìn giữ di sản

Ông Nguyễn Đắc Thủy - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Những năm qua, tỉnh Phú Thọ cam kết thực hiện Chương trình hành động nhằm bảo vệ sức sống, sự lan tỏa rộng rãi của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tỉnh đã hoạch định và thực hiện nhiều biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Sự thành công lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” chính là ý thức nguồn cội của hàng triệu triệu người dân đất Việt. Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh, lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày càng tăng. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, cùng thời điểm tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, các địa phương ở Phú Thọ và các tỉnh, thành trong cả nước có đền thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương cũng đồng loạt làm lễ dâng hương. Đây là minh chứng cho sức sống và sự lan tỏa mạnh mẽ của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.

Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ đã và đang nỗ lực để đưa di sản trở về với cộng đồng, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng cũng như giúp cộng đồng hiểu rõ vai trò của mình trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Tổ. Với mục tiêu xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội mẫu của cả nước, tỉnh đã nỗ lực tập trung chỉ đạo đảm bảo lễ hội hằng năm được tổ chức chu đáo, an toàn. Chủ trương của tỉnh là tổ chức lễ hội cần phải kết hợp hài hòa giữa vai trò của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng. Chính vì chủ trương đúng đắn đó, người dân địa phương thực sự trở thành chủ nhân của di sản, giúp di sản được bảo tồn bền vững; tham gia tích cực và chủ động hơn trong nhiều hoạt động lễ hội để cùng nhau bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt quí giá này.

Bên cạnh đó, cộng đồng cư dân các tỉnh, thành phố trong cả nước tự nguyện tham gia, dâng cúng lễ vật trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương theo Đề án góp giỗ hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng của các doanh nghiệp, đông đảo đồng bào trong và ngoài nước.

Phú Thọ cũng thực hiện khôi phục, tu bổ các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc các xã vùng ven Đền Hùng và trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo không gian thiêng cho quần chúng nhân dân thực hành, tổ chức các nghi lễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đúng với nghi thức truyền thống. Cho đến nay, phần lớn các sinh hoạt tín ngưỡng gắn với việc thờ phụng các Vua Hùng tại 13 huyện, thị, thành đã được cộng đồng nhân dân sở tại quan tâm, khôi phục cả về vật chất (cơ sở thờ tự) lẫn tinh thần. Người dân tự nguyện đóng góp tiền và hiện vật ngày càng nhiều hơn để bảo tồn, tu bổ, phục hồi các không gian thờ cúng và thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhiều địa phương, việc phục hồi các cơ sở tín ngưỡng đều do cộng đồng dân chúng đóng góp và hợp sức xây dựng.

Xây dựng Đền Hùng xứng tầm là Trung tâm thực hành “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”

Lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch ngày càng tăng

Theo thống kê, cả nước hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Riêng Phú Thọ có 326 di tích liên quan đến thời Hùng Vương, trong đó có 109 di tích thờ Vua Hùng. Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách toàn diện, thể hiện qua các chủ trương, chính sách và các văn bản về công tác quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Trong đó, đáng chú ý là năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015. Năm 2005, Đền Tổ mẫu Âu Cơ được khánh thành trên đỉnh núi Vặn. Năm 2009, Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được khánh thành trên đồi Sim. Gần đây nhất vào năm 2017, Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Để bảo tồn di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, những năm qua, Phú Thọ đã tăng cường đầu tư bảo tồn, tu bổ nhiều di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh. Các công trình đền, đài, lăng tẩm được tu bổ khang trang, trên cơ sở giữ nguyên các giá trị của di tích gốc nhằm bảo tồn, giữ gìn “không gian thiêng”. Trong 5 năm qua, tổng kinh phí tu bổ tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các tổ chức cá nhân tham gia đóng góp công đức trên 600 tỷ đồng. Các công trình trong Khu di tích ngày càng được mở rộng, tạo nên không gian cảnh quan rộng rãi, thoáng mát, trang nghiêm của thế giới tâm linh phục vụ cộng đồng hành hương về lễ Tổ, được đồng bào trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao.

Đặc biệt, ngày 22/10/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là Khu du lịch Quốc gia. “Trở thành Khu du lịch Quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch phát huy tiềm năng, giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các di sản liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa đến đồng bào và du khách quốc tế về giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản quý báu của dân tộc” - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Đắc Thủy cho biết.

Thực hành và trao truyền cho các thế hệ

Để việc thực hành nghi lễ được thống nhất, tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Hán Nôm điều tra, nghiên cứu nguồn thư tịch như sắc phong, ngọc phả, thần tích tại các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn các tỉnh làm cơ sở để xây dựng nội dung các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng làm chuẩn mực cho những nơi có đền thờ Vua Hùng trong tỉnh Phú Thọ và phạm vi cả nước.

Nhiều trường học đã tổ chức cho học sinh tham quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phạm Hoàng Oanh cho biết: Trong những năm qua, chúng tôi chủ động và phối kết hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong công tác bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt là chú trọng thực hành và trao truyền tín ngưỡng đối với cộng đồng nhân dân các xã trong địa bàn vùng ven Khu di tích cũng như trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi đã tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn nghi thức hành lễ cho các cụ trong hội người cao tuổi để làm ông Từ tại các đền trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và ở các đền thờ Hùng Vương tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân tự nguyện tham gia thực hành nghi lễ tín ngưỡng theo đúng quy định của Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, củng cố và thành lập các Ban quản lý di tích tại các địa phương có di tích thờ Hùng Vương và vợ, con, tướng lĩnh thời Hùng Vương. Những người tham gia trong Ban quản lý này là những người đóng vai trò chính trong việc hướng dẫn cộng đồng thực hành tín ngưỡng và trao truyền các tập tục tín ngưỡng cho các thế hệ tiếp nối. Bên cạnh đó, Khu di tích đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và quản lý di sản cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ; xây dựng ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Xác định giáo dục truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phối hợp đưa giáo dục di sản vào chương trình trong các trường học, đặc biệt đổi mới và nâng cao nội dung chương trình học lịch sử, ngữ văn cho học sinh, chú trọng giáo dục phổ biến cho các em nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản, về các truyền thuyết lịch sử, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Trong những năm qua, đã có hàng trăm đoàn học sinh đến dâng hương, tham quan và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Ông Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh triển khai mô hình “Trường học gắn với di sản văn hóa”. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS, THPT xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với di sản văn hóa, nhất là di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Đối với mô hình “Trường học gắn với bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, các nhà trường đã tổ chức các hoạt động theo từng tháng, từng quý với chủ đề, chủ điểm khác nhau. Đồng thời tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, dâng hương báo công với các Vua Hùng và một số hoạt động tại Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Qua đó để các em có cơ hội tìm hiểu về tín ngưỡng, truyền thống, nét đẹp thờ cúng tổ tiên của dân tộc cũng như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sau 8 năm thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, tỉnh Phú Thọ và các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực có những biện pháp nhằm thực hiện những nội dung đã cam kết với UNESCO là đảm bảo di sản trường tồn và giữ vững danh hiệu mà UNESCO đã ghi danh. Đặc biệt với sự đồng thuận của cộng đồng, di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được thực hành và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm được tổ chức thành kính, trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống (Ảnh chụp năm 2019)

Cộng đồng, trách nhiệm trong gìn giữ di sản

Ông Nguyễn Đắc Thủy - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Những năm qua, tỉnh Phú Thọ cam kết thực hiện Chương trình hành động nhằm bảo vệ sức sống, sự lan tỏa rộng rãi của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tỉnh đã hoạch định và thực hiện nhiều biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Sự thành công lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” chính là ý thức nguồn cội của hàng triệu triệu người dân đất Việt. Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh, lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày càng tăng. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, cùng thời điểm tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, các địa phương ở Phú Thọ và các tỉnh, thành trong cả nước có đền thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương cũng đồng loạt làm lễ dâng hương. Đây là minh chứng cho sức sống và sự lan tỏa mạnh mẽ của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.

Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ đã và đang nỗ lực để đưa di sản trở về với cộng đồng, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng cũng như giúp cộng đồng hiểu rõ vai trò của mình trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Tổ. Với mục tiêu xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội mẫu của cả nước, tỉnh đã nỗ lực tập trung chỉ đạo đảm bảo lễ hội hằng năm được tổ chức chu đáo, an toàn. Chủ trương của tỉnh là tổ chức lễ hội cần phải kết hợp hài hòa giữa vai trò của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng. Chính vì chủ trương đúng đắn đó, người dân địa phương thực sự trở thành chủ nhân của di sản, giúp di sản được bảo tồn bền vững; tham gia tích cực và chủ động hơn trong nhiều hoạt động lễ hội để cùng nhau bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt quí giá này.

Bên cạnh đó, cộng đồng cư dân các tỉnh, thành phố trong cả nước tự nguyện tham gia, dâng cúng lễ vật trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương theo Đề án góp giỗ hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng của các doanh nghiệp, đông đảo đồng bào trong và ngoài nước.

Phú Thọ cũng thực hiện khôi phục, tu bổ các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc các xã vùng ven Đền Hùng và trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo không gian thiêng cho quần chúng nhân dân thực hành, tổ chức các nghi lễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đúng với nghi thức truyền thống. Cho đến nay, phần lớn các sinh hoạt tín ngưỡng gắn với việc thờ phụng các Vua Hùng tại 13 huyện, thị, thành đã được cộng đồng nhân dân sở tại quan tâm, khôi phục cả về vật chất (cơ sở thờ tự) lẫn tinh thần. Người dân tự nguyện đóng góp tiền và hiện vật ngày càng nhiều hơn để bảo tồn, tu bổ, phục hồi các không gian thờ cúng và thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhiều địa phương, việc phục hồi các cơ sở tín ngưỡng đều do cộng đồng dân chúng đóng góp và hợp sức xây dựng.

Xây dựng Đền Hùng xứng tầm là Trung tâm thực hành “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”

Lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch ngày càng tăng

Theo thống kê, cả nước hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Riêng Phú Thọ có 326 di tích liên quan đến thời Hùng Vương, trong đó có 109 di tích thờ Vua Hùng. Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách toàn diện, thể hiện qua các chủ trương, chính sách và các văn bản về công tác quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Trong đó, đáng chú ý là năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015. Năm 2005, Đền Tổ mẫu Âu Cơ được khánh thành trên đỉnh núi Vặn. Năm 2009, Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được khánh thành trên đồi Sim. Gần đây nhất vào năm 2017, Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Để bảo tồn di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, những năm qua, Phú Thọ đã tăng cường đầu tư bảo tồn, tu bổ nhiều di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh. Các công trình đền, đài, lăng tẩm được tu bổ khang trang, trên cơ sở giữ nguyên các giá trị của di tích gốc nhằm bảo tồn, giữ gìn “không gian thiêng”. Trong 5 năm qua, tổng kinh phí tu bổ tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các tổ chức cá nhân tham gia đóng góp công đức trên 600 tỷ đồng. Các công trình trong Khu di tích ngày càng được mở rộng, tạo nên không gian cảnh quan rộng rãi, thoáng mát, trang nghiêm của thế giới tâm linh phục vụ cộng đồng hành hương về lễ Tổ, được đồng bào trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao.

Đặc biệt, ngày 22/10/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là Khu du lịch Quốc gia. “Trở thành Khu du lịch Quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch phát huy tiềm năng, giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các di sản liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa đến đồng bào và du khách quốc tế về giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản quý báu của dân tộc” - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Đắc Thủy cho biết.

Thực hành và trao truyền cho các thế hệ

Để việc thực hành nghi lễ được thống nhất, tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Hán Nôm điều tra, nghiên cứu nguồn thư tịch như sắc phong, ngọc phả, thần tích tại các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn các tỉnh làm cơ sở để xây dựng nội dung các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng làm chuẩn mực cho những nơi có đền thờ Vua Hùng trong tỉnh Phú Thọ và phạm vi cả nước.

Nhiều trường học đã tổ chức cho học sinh tham quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phạm Hoàng Oanh cho biết: Trong những năm qua, chúng tôi chủ động và phối kết hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong công tác bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt là chú trọng thực hành và trao truyền tín ngưỡng đối với cộng đồng nhân dân các xã trong địa bàn vùng ven Khu di tích cũng như trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi đã tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn nghi thức hành lễ cho các cụ trong hội người cao tuổi để làm ông Từ tại các đền trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và ở các đền thờ Hùng Vương tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân tự nguyện tham gia thực hành nghi lễ tín ngưỡng theo đúng quy định của Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, củng cố và thành lập các Ban quản lý di tích tại các địa phương có di tích thờ Hùng Vương và vợ, con, tướng lĩnh thời Hùng Vương. Những người tham gia trong Ban quản lý này là những người đóng vai trò chính trong việc hướng dẫn cộng đồng thực hành tín ngưỡng và trao truyền các tập tục tín ngưỡng cho các thế hệ tiếp nối. Bên cạnh đó, Khu di tích đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và quản lý di sản cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ; xây dựng ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Xác định giáo dục truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phối hợp đưa giáo dục di sản vào chương trình trong các trường học, đặc biệt đổi mới và nâng cao nội dung chương trình học lịch sử, ngữ văn cho học sinh, chú trọng giáo dục phổ biến cho các em nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản, về các truyền thuyết lịch sử, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Trong những năm qua, đã có hàng trăm đoàn học sinh đến dâng hương, tham quan và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Ông Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh triển khai mô hình “Trường học gắn với di sản văn hóa”. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS, THPT xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với di sản văn hóa, nhất là di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Đối với mô hình “Trường học gắn với bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, các nhà trường đã tổ chức các hoạt động theo từng tháng, từng quý với chủ đề, chủ điểm khác nhau. Đồng thời tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, dâng hương báo công với các Vua Hùng và một số hoạt động tại Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Qua đó để các em có cơ hội tìm hiểu về tín ngưỡng, truyền thống, nét đẹp thờ cúng tổ tiên của dân tộc cũng như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sau 8 năm thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, tỉnh Phú Thọ và các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực có những biện pháp nhằm thực hiện những nội dung đã cam kết với UNESCO là đảm bảo di sản trường tồn và giữ vững danh hiệu mà UNESCO đã ghi danh. Đặc biệt với sự đồng thuận của cộng đồng, di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được thực hành và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm được tổ chức thành kính, trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống (Ảnh chụp năm 2019)

Cộng đồng, trách nhiệm trong gìn giữ di sản

Ông Nguyễn Đắc Thủy - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Những năm qua, tỉnh Phú Thọ cam kết thực hiện Chương trình hành động nhằm bảo vệ sức sống, sự lan tỏa rộng rãi của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tỉnh đã hoạch định và thực hiện nhiều biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Sự thành công lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” chính là ý thức nguồn cội của hàng triệu triệu người dân đất Việt. Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh, lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày càng tăng. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, cùng thời điểm tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, các địa phương ở Phú Thọ và các tỉnh, thành trong cả nước có đền thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương cũng đồng loạt làm lễ dâng hương. Đây là minh chứng cho sức sống và sự lan tỏa mạnh mẽ của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.

Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ đã và đang nỗ lực để đưa di sản trở về với cộng đồng, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng cũng như giúp cộng đồng hiểu rõ vai trò của mình trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Tổ. Với mục tiêu xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội mẫu của cả nước, tỉnh đã nỗ lực tập trung chỉ đạo đảm bảo lễ hội hằng năm được tổ chức chu đáo, an toàn. Chủ trương của tỉnh là tổ chức lễ hội cần phải kết hợp hài hòa giữa vai trò của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng. Chính vì chủ trương đúng đắn đó, người dân địa phương thực sự trở thành chủ nhân của di sản, giúp di sản được bảo tồn bền vững; tham gia tích cực và chủ động hơn trong nhiều hoạt động lễ hội để cùng nhau bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt quí giá này.

Bên cạnh đó, cộng đồng cư dân các tỉnh, thành phố trong cả nước tự nguyện tham gia, dâng cúng lễ vật trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương theo Đề án góp giỗ hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng của các doanh nghiệp, đông đảo đồng bào trong và ngoài nước.

Phú Thọ cũng thực hiện khôi phục, tu bổ các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc các xã vùng ven Đền Hùng và trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo không gian thiêng cho quần chúng nhân dân thực hành, tổ chức các nghi lễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đúng với nghi thức truyền thống. Cho đến nay, phần lớn các sinh hoạt tín ngưỡng gắn với việc thờ phụng các Vua Hùng tại 13 huyện, thị, thành đã được cộng đồng nhân dân sở tại quan tâm, khôi phục cả về vật chất (cơ sở thờ tự) lẫn tinh thần. Người dân tự nguyện đóng góp tiền và hiện vật ngày càng nhiều hơn để bảo tồn, tu bổ, phục hồi các không gian thờ cúng và thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhiều địa phương, việc phục hồi các cơ sở tín ngưỡng đều do cộng đồng dân chúng đóng góp và hợp sức xây dựng.

Xây dựng Đền Hùng xứng tầm là Trung tâm thực hành “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”

Lượng khách hành hương về Đền Hùng thắp hương bái Tổ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch ngày càng tăng

Theo thống kê, cả nước hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Riêng Phú Thọ có 326 di tích liên quan đến thời Hùng Vương, trong đó có 109 di tích thờ Vua Hùng. Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách toàn diện, thể hiện qua các chủ trương, chính sách và các văn bản về công tác quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Trong đó, đáng chú ý là năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015. Năm 2005, Đền Tổ mẫu Âu Cơ được khánh thành trên đỉnh núi Vặn. Năm 2009, Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được khánh thành trên đồi Sim. Gần đây nhất vào năm 2017, Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Để bảo tồn di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, những năm qua, Phú Thọ đã tăng cường đầu tư bảo tồn, tu bổ nhiều di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh. Các công trình đền, đài, lăng tẩm được tu bổ khang trang, trên cơ sở giữ nguyên các giá trị của di tích gốc nhằm bảo tồn, giữ gìn “không gian thiêng”. Trong 5 năm qua, tổng kinh phí tu bổ tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các tổ chức cá nhân tham gia đóng góp công đức trên 600 tỷ đồng. Các công trình trong Khu di tích ngày càng được mở rộng, tạo nên không gian cảnh quan rộng rãi, thoáng mát, trang nghiêm của thế giới tâm linh phục vụ cộng đồng hành hương về lễ Tổ, được đồng bào trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao.

Đặc biệt, ngày 22/10/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là Khu du lịch Quốc gia. “Trở thành Khu du lịch Quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch phát huy tiềm năng, giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các di sản liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa đến đồng bào và du khách quốc tế về giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản quý báu của dân tộc” - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Đắc Thủy cho biết.

Thực hành và trao truyền cho các thế hệ

Để việc thực hành nghi lễ được thống nhất, tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Hán Nôm điều tra, nghiên cứu nguồn thư tịch như sắc phong, ngọc phả, thần tích tại các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn các tỉnh làm cơ sở để xây dựng nội dung các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng làm chuẩn mực cho những nơi có đền thờ Vua Hùng trong tỉnh Phú Thọ và phạm vi cả nước.

Nhiều trường học đã tổ chức cho học sinh tham quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phạm Hoàng Oanh cho biết: Trong những năm qua, chúng tôi chủ động và phối kết hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong công tác bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt là chú trọng thực hành và trao truyền tín ngưỡng đối với cộng đồng nhân dân các xã trong địa bàn vùng ven Khu di tích cũng như trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi đã tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn nghi thức hành lễ cho các cụ trong hội người cao tuổi để làm ông Từ tại các đền trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và ở các đền thờ Hùng Vương tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân tự nguyện tham gia thực hành nghi lễ tín ngưỡng theo đúng quy định của Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, củng cố và thành lập các Ban quản lý di tích tại các địa phương có di tích thờ Hùng Vương và vợ, con, tướng lĩnh thời Hùng Vương. Những người tham gia trong Ban quản lý này là những người đóng vai trò chính trong việc hướng dẫn cộng đồng thực hành tín ngưỡng và trao truyền các tập tục tín ngưỡng cho các thế hệ tiếp nối. Bên cạnh đó, Khu di tích đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và quản lý di sản cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ; xây dựng ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Xác định giáo dục truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phối hợp đưa giáo dục di sản vào chương trình trong các trường học, đặc biệt đổi mới và nâng cao nội dung chương trình học lịch sử, ngữ văn cho học sinh, chú trọng giáo dục phổ biến cho các em nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản, về các truyền thuyết lịch sử, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Trong những năm qua, đã có hàng trăm đoàn học sinh đến dâng hương, tham quan và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Ông Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh triển khai mô hình “Trường học gắn với di sản văn hóa”. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS, THPT xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với di sản văn hóa, nhất là di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Đối với mô hình “Trường học gắn với bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, các nhà trường đã tổ chức các hoạt động theo từng tháng, từng quý với chủ đề, chủ điểm khác nhau. Đồng thời tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, dâng hương báo công với các Vua Hùng và một số hoạt động tại Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Qua đó để các em có cơ hội tìm hiểu về tín ngưỡng, truyền thống, nét đẹp thờ cúng tổ tiên của dân tộc cũng như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sau 8 năm thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, tỉnh Phú Thọ và các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực có những biện pháp nhằm thực hiện những nội dung đã cam kết với UNESCO là đảm bảo di sản trường tồn và giữ vững danh hiệu mà UNESCO đã ghi danh. Đặc biệt với sự đồng thuận của cộng đồng, di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được thực hành và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc.