Thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về bình đẳng giới

26/09/2024

1.  Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)

Công ước có hiệu lực năm 1981 với 185 quốc gia thành viên. Công ước bao gồm các nguyên tắc và biện pháp được quốc tế chấp nhận nhằm đạt được quyền bình đẳng cho phụ nữ ở mọi nơi.

+ Việt Nam ký kết ngày 29.7.1980, phê chuẩn ngày 27.11.1981 và có hiệu lực từ ngày 19/3/1982.

+ Công ước 6 phần với tổng số 30 điều với 3 trụ cột chính là bình đẳng thực chất, không phân biệt đối xử và nghĩa vụ quốc gia.

Thiết chế bảo đảm cho Công ước CEDAW được thực thi là Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ:

❖23 chuyên gia chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ của các quốc gia thành viên

❖Các phiên họp diễn ra hai lần mỗi năm để xem xét báo cáo tiến độ của các quốc gia thành viên

❖Các nước nộp báo cáo 4 năm một lần

❖Ủy ban có Thẩm quyền điều tra vi phạm và đưa ra khuyến nghị

2.  Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

• Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh được thông qua tại Hội nghị thế giới về Phụ nữ lần thứ 4, diễn ra tại Bắc Kinh năm 1995, với sự tham gia của 189 quốc gia nhằm cam kết thực hiện các mối quan tâm và quyền lợi của phụ nữ toàn thế giới vào cuối thế kỷ 20.

• Tuyên bố và Cương lĩnh bao gồm 12 lĩnh vực

· Phụ nữ và môi trường

· Phụ nữ nắm quyền và ra quyết định

· Trẻ em gái

· Phụ nữ và kinh tế

· Phụ nữ và đói nghèo

· Bạo lực đối với phụ nữ

· Quyền con người của phụ nữ

· Giáo dục và đào tạo dành cho phụ nữ

· Các cơ chế được thể chế vì sự tiến bộ của phụ nữ

· Phụ nữ và Sức khỏe

· Phụ nữ và Truyền thông

· Phụ nữ và xung đột vũ trang

3. Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững

4. Các văn kiện ASEAN

-Tuyên bố nhân quyền ASEAN năm 2012.

- Tuyên bố về Xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ và Xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em trong ASEAN (2013) và Kế hoạch hành động ASEAN về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (2015)

- Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN đến năm 2025 và Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN.

- Tuyên bố về việc thực hiện Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN đến năm 2025 và các Mục tiêu phát triển bền vững có nhạy cảm giới.

- Chương trình hành động về Lồng ghép việc tăng cường quyền năm kinh tế cho phụ nữ (2017).

- Tuyên bố chung về Phụ nữ, An ninh và Hòa bình (2017)

- Khung chiến lược về lồng ghép giới ASEAN (2011)

5. Các cam kết quốc tế khác

- Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948; Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949; Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Công ước về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết hôn và việc kết hôn tự nguyện năm 1962... Công ước về các quyền chính trị, dân sự (ICCPR) và Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICESCR).

 - Các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế: Thúc đẩy sự bình đẳng trong tuyển dụng giữa nam và nữ; Thúc đẩy sự bình đẳng trong trách nhiệm gia đình giữa nam và nữ; Công ước trả công bình đẳng số 100 (1951): Đảm bảo nguyên tắc trả công bình đẳng cho lao động nam và nữ; Công ước chống phân biệt đối xử lao động 111 (1958): Đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử nam và nữ trong đào tạo, tập huấn và tiếp cận cơ hội tuyển dụng và điều kiện tuyển dụng.

Kết quả thực hiện:

(+) Nội luật hoá

- Nội dung đảm bảo quyền bình đẳng giới theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đã được thể hiện trong Hiến pháp và hệ thống các văn bản QPPL như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) 2023; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2020); Bộ luật Lao động (2019); Luật Giáo dục (2019); Luật thi hành án hình sự sửa đổi (2019); Luật trợ giúp pháp lý (2017); Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015); Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (2015); Luật Tổ chức Chính phủ (2015); Luật ngân sách sửa đổi (2015); …

- Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và xây dựng các văn bản pháp luật như: Luật BHXH (sửa đổi), Luật Việc làm (sửa đổi), Luật BĐG, Luật chuyển đổi giới tính… trong đó sẽ xem xét đến việc phù hợp hơn với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

(+) Các chính sách, giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới 

- Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020 và 2021-2030;

- Chương trình truyền thông về BĐG đến năm 2030;

- Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030;

- Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

- Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

- Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Đề án Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025;

- Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025 ...

- Đề án “Đưa việc giảng dạy nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và trình độ đại học giai đoạn 2024 – 2030

- Các chương trình khác: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045.

(+) Thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các Công ước, cam kết quốc tế của Việt Nam

- Xây dựng các báo cáo thực hiện Công ước, cam kết quốc tế theo yêu cầu;

- Tham gia các hoạt động theo nghĩa vụ thành viên trong các khuôn khổ Liên hợp quốc và khu vực:

+ Ủy ban Địa vị phụ nữ Liên hợp quốc

+ Nhóm Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC

+ Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN
- Đề xuất các sáng kiến, cam kết dành một phần GDP hàng năm cho các chương trình, chính sách trợ giúp xã hội, trong đó có đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái…

- Tổ chức truyền thông chính sách về Công ước, cam kết quốc tế về bình đẳng giới, chiến dịch hành động quốc gia và tuyên truyền các thông điệp về bình đẳng giới tới đa dạng các đối tượng./.


Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật

Chuyên mục