Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng đất Tổ

21/01/2024

PC3.jpg

Hình ảnh mô phỏng quy hoạch thành phố Việt Trì đến năm 2040

Định hướng rõ ràng, tầm nhìn dài hạn

Không chỉ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc với các giá trị văn hoá lịch sử độc đáo của cả nước, Phú Thọ còn là địa phương có nhiều thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế. Ở giai đoạn hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển của Phú Thọ thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: tăng trưởng kinh tế chưa tạo ra bứt phá, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ của Trung ương; cơ cấu kinh tế chưa hợp lý; công nghiệp chưa đi vào chiều sâu về chất lượng, hiệu quả; tài nguyên và dư địa không gian phát triển còn nhiều nhưng chưa phát huy hết…

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và tiềm năng, thế mạnh, Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Phú Thọ có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Hình thành chuỗi liên kết khu vực động lực của vùng tại vành đai Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ và từng bước hình thành các trung tâm phát triển về du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại và logistics của tiểu vùng Tây Bắc. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với sử dụng bền vững tài nguyên, hệ sinh thái. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng Đất Tổ với hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Trong quá trình tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh, việc thiết kế quy hoạch phải bảo đảm phù hợp thực tiễn và nhu cầu phát triển nhanh và bền vững gắn với thúc đẩy liên kết vùngđặt Phú Thọ trong quan hệ chặt chẽ với các địa phương khác để tạo ra hiệu ứng tốt cho việc phát triển kinh tế của tỉnh, đảm nhận vai trò trung tâm tiểu vùng Tây Bắc. Theo đó, quy hoạch tỉnh đã xác định rõ các chương trình, mục tiêu phát triển có tầm nhìn chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, quy hoạch cũng định hướng về xây dựng cơ chế chính sách có tác động lan toả trong việc thu hút đầu tư vào tỉnhgóp phần nâng cao vị thế, vai trò kết nối kinh tế của tỉnh với vùng và liên vùng.

Phú Thọ đã tranh thủ hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân; đã tổ chức 2 hội thảo cấp Trung ương, 48 hội nghị, hội thảo cấp tỉnh; lấy ý kiến của 19 bộ, ngành; 15 tỉnh, thành phố với 423 ý kiến... Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh đã thông qua và trình Hội đồng thấm định quy hoạch tỉnh theo quy định. Quy hoạch tnh với 38 báo cáo đề xuất tích hợp quy hoạch, bao gm 13 phương án phát triển các huyện, thành, thị và 25 phương án phát triển ngành, lĩnh vực.

Theo đánh giá từ Hội đồng Thẩm định quy hoạch và các chuyên gia, nhà khoa học, Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch được xây dựng công phu, khoa học, bám sát các quy trình, nội dung, nguyên tắc theo quy định, cơ bản đã thể hiện được đầy đủ nội dung theo yêu cầu, nhiệm vụ. Quy hoạch đã làm rõ những cơ hội, tiềm năng phát triển nổi trội, bổ sung, phân tích xu hướng phát triển và cách thức đối mặt… Trong đó thể hiện được khát vọng, mục tiêu bền vững của tỉnh Phú Thọ.

Kế thừa những giá trị cốt lõi của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 tại Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cụ thể hóa quy hoạch tổng thể Quốc gia, quy hoạch vùng về phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; đồng thời, tạo lập căn cứ vững chắc để chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, là căn cứ để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển.

z2023291821292_caab3beb79eddca91afbf854b425233b.jpg

Một góc thành phố Việt Trì

Những đột phá quan trọng

Quy hoạch đề ra 1 trung tâm, 2 hành lang kinh tế, 3 đột phá, 4 nhiệm vụ, trong đó: 1 trung tâm đó là xây dựng và phát triển đô thị Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là đô thị trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I.

2 hành lang kinh tế là hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, trọng tâm là hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khu du lịch, dịch vụ có quy mô lớn, tạo đột phá đối với sự phát triển của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

3 đột phá phát triển gồm có: Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng then chốt: Giao thông liên vùng, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị và du lịch; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật; cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

4 nhiệm vụ trọng tâm là: Phát huy lợi thế so sánh để phát triển nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch; đổi mới mô hình, tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại; thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút và quản lý đầu tư; bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ; xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc ở các lĩnh vực: Du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistics.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Phú Thọ là tỉnh phát triển ở khu vực phía Bắc, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của cả nước. Là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc; là nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.

Picture1.jpg

Khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ

Đến năm 2030, toàn tỉnh Phú Thọ có 22 đô thị, phát triển 12 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 5.095ha; trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kịch bản là trên 10,5%/năm thời kỳ 2021 - 2030, Phú Thọ dự kiến huy động vốn đầu tư phát triển khoảng 800 nghìn tỷ đồng. 8 nhóm giải pháp xuyên suốt quan trọng được xác định gồm có: Huy động vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước; phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ chế, chính sách, liên kết phát triển; bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt, Phú Thọ xác định việc công bố công khai và tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng. Với hàng loạt các nhiệm vụ, giải pháp mà quy hoạch tỉnh đã đề cập, cộng với sự quyết tâm triển khai thực hiện của hệ thống chính trị, tin tưởng trong tương lai không xa, tỉnh Phú Thọ sẽ hiện thực hóa khát vọng, ý chí và tầm nhìn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Khánh Trang

Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật

Chuyên mục